Top 10 cổng game uy tín - GameLoop chính thức

  • Top 10 cổng game uy tín
    • Tập đoàn công nghiệp cao su việt nam - CTY cổ phần

      Top 10 cổng game uy tín

      Sản lượng cao - Chất lượng tốt - Giá thành hạ - Môi trường thân thiện - Hướng đến khách hàng

    Quá Trình Phát Triển

    CAO SU PHÚ RIỀNG - 44 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

    44 năm qua, có những lúc thăng, lúc trầm, có những lúc tưởng chừng không thể vượt qua nhưng nhờ tinh thần đoàn kết, sáng tạo của bao thế hệ lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên chức - lao động, Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng đã vượt qua tất cả. Đặc biệt, từ khi bước vào thời kỳ đổi mới đến nay, Công ty luôn giữ tốc độ tăng trưởng và phát triển khá cao, trở thành đơn vị xuất sắc nhất Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn an ninh trật tự địa bàn doanh nghiệp đứng chân.

    Một công trình hợp tác mang ý nghĩa  lịch sử

    Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công cuộc cách mạng của đất nước và nhân dân ta bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới. Trên mảnh đất Phú Riềng lịch sử năm xưa, Công ty Cao su Phú Riềng chính thức được thành lập ngày 6-9-1978 theo Quyết định số 318/NN-TCQĐ của Bộ Nông nghiệp nhằm thực hiện Hiệp định giữa 2 Chính phủ Việt Nam và Liên Xô về “Hợp tác sản xuất và chế biến cao su thiên nhiên với quy mô 50.000 ha trong thời kỳ 5 năm từ 1980-1984”. Do có quy mô lớn, yêu cầu nhiệm vụ khẩn trương nên cùng một lúc công ty vừa phải hình thành tổ chức vừa triển khai sản xuất trong điều kiện địa bàn hoạt động rộng lớn; bom mìn, chất độc hóa học do chiến tranh để lại nhiều; bệnh sốt rét ác tính hoành hành, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động...

    Những công nhân tiêu biểu Bàn tay vàng thu hoạch mủ Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng  năm 2022

    Từ bộ khung ban đầu với 23 cán bộ, nhân viên, sau 1 năm ổn định nơi ăn chốn ở và tổ chức tiếp nhận máy móc thiết bị từ Liên Xô đưa sang, công ty đã hình thành được Nông trường Nghĩa Trung do bộ khung cán bộ của Nông trường Quản Lợi chuyển qua và Nông trường Phước Tín do bộ khung cán bộ của Nông trường Phú Sơn được điều động vào. Ngay năm đầu, công ty đã khai hoang 150 ha và làm được 0,8 ha vườn ươm, phục vụ trồng mới.

    Đầu năm 1980, theo Quyết định số 292/VP2 ngày 23-1-1980 của Thủ tướng Chính phủ về chuyển diện tích quy hoạch trồng cao su sang phía tây quốc lộ 14, giáp bờ sông Bé với tổng 120.000 ha, trong đó diện tích có khả năng trồng cao su là 75.000 ha. Quy mô thành lập gồm 14 nông trường, trong đó có 2 nông trường Phước Bình và Thuận Lợi do tỉnh Sông Bé quản lý. Ngay sau khi có quyết định, công ty đã khảo sát địa bàn, chuyển Nông trường Nghĩa Trung và Nông trường Phước Tín về xã Bù Nho đổi tên thành Nông trường 7 và Nông trường 6. Đồng thời tiếp nhận 2 nông trường Phước Bình và Thuận Lợi, tổ chức lại thành Nông trường 5 và Nông trường 13. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ khai thác và chế biến cao su tiếp quản với diện tích gần 6.000 ha.

    Nhằm đáp ứng kịp yêu cầu tăng quy mô và tốc độ triển khai phù hợp với thời gian hiệp định đề ra, ngày 8-12-1980, Chính phủ và Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Binh đoàn 23 trên cơ sở Sư đoàn 3B - Phước Long, bổ sung Trung đoàn 270 công binh từ Campuchia về, Trung đoàn vật liệu của Quân khu 7 ở Bình Long sang, Trung đoàn vận tải và 2 trung đoàn bộ binh ở các tỉnh Thái Bình và Hải Hưng vào làm kinh tế phát triển vùng cao su Phú Riềng. Bộ đội Cụ Hồ của Binh đoàn 23 không chỉ xung kích đi đầu trong lập làng công nhân và trồng mới cao su mà còn biệt phái 30 sĩ quan bổ sung cho bộ máy quản lý của công ty. Cuối năm 1983, Binh đoàn 23 hoàn thành nhiệm vụ, đại bộ phận cán bộ và chiến sĩ trở về quân đội. Còn lại, theo yêu cầu xây dựng, binh đoàn cho chuyển ngành trên 120 sĩ quan và hạ sĩ quan tiếp tục làm nhiệm vụ quản lý các nông trường, xí nghiệp, đơn vị trực thuộc công ty.

    Được Nhà nước hỗ trợ, 2 huyện Phước Long và Đồng Phú nhiệt tình giúp đỡ, nhân dân địa phương đồng tình, chỉ trong 1 tháng (từ ngày 17-1 đến 17-2-1981), 2 huyện đã giao cho công ty 25 đơn vị hợp tác xã, 4 tập đoàn sản xuất thuộc 4 xã Phước Bình, Đa Kia, Bù Nho, Phú Riềng, quản lý trên 4.000 ha đất, trong đó có 3.600 ha đất rẫy; chuyển 2.988 hộ với 14.134 người, trong đó có 5.323 lao động tại chỗ vào làm công nhân. Từ tháng 12-1981 đến tháng 6-1984, công ty còn tiếp nhận một lượng lớn lao động từ các tỉnh Hà Sơn Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Bình Trị Thiên theo sự điều động của Cục Điều động lao động, Bộ Lao động.

    Do tính chất quan trọng của Hiệp định hợp tác Việt - Xô, ngay từ thời gian đầu, công ty đã vinh dự được đón các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến thăm hỏi, động viên; lãnh đạo Bộ Nông nghiệp, Tổng cục Cao su, tỉnh Sông Bé tạo mọi điều kiện cho công trình phát triển. Nhờ vậy, chỉ trong 3 năm (1982-1985), công ty trồng được 16.957 ha cao su; trồng stum bầu, stum trần và hạt, bình quân mỗi năm từ 4.000 đến 5.000 ha cao su.

    Đầu năm 1984, do yêu cầu phát triển mạnh cao su lên vùng Tây Nguyên, công ty mở rộng địa bàn dọc theo quốc lộ 14 đến giáp tỉnh Đắk Nông để diện tích cao su nối liền giữa Tây Nguyên với miền Đông Nam bộ; thành lập thêm 6 nông trường mới gồm: Thọ Sơn A, Thọ Sơn B, Minh Hưng A, Minh Hưng B, Đức Liễu, Nghĩa Trung và tiếp nhận Trại thực nghiệm Cao su 3/2 thành lập Nông trường Phú Riềng Đỏ. Với việc sử dụng lực lượng lao động tại chỗ và tuyển dụng từ các địa phương, lực lượng quân đội làm kinh tế chuyển sang, đến giữa năm 1984, công ty có 18 nông trường, 4 xí nghiệp, 1 bệnh viện 200 giường, 3 đơn vị trực thuộc và cơ quan công ty với trên 18.000 lao động.

    Dấu ấn những năm sau đổi mới

    Bước vào thời kỳ đổi mới, năm 1986, Nhà nước và Tổng cục Cao su tiến hành tổng kiểm tra vườn cây của công ty. Do công tác quản lý trong thời bao cấp còn nhiều khó khăn trở ngại, kinh nghiệm làm cao su chưa nhiều, lô bãi phần chính khai hoang bằng phương pháp thủ công, trồng theo kế hoạch, chạy theo số lượng, hiệu quả vườn cây không cao nên phải thanh lý trồng lại gần 7.000 ha. Do vậy, từ năm 1987, công ty thực hiện phương châm “Lấy củng cố vườn cây đã trồng làm chính, còn phát triển trồng mới tùy theo khả năng. Lấy chất lượng làm đầu, không chạy theo số lượng, thực hiện phương pháp khai hoang trồng mới chủ yếu bằng cơ giới”.

    Công nhân Nông trường Minh Hưng nhập mủ

    Nhằm đổi mới và phát triển doanh nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả, từ năm 1990-2006, công ty sáp nhập một số nông trường có quy mô nhỏ thành các nông trường quy mô lớn hơn, phù hợp địa hình, địa bàn hoạt động sản xuất - kinh doanh. Đến nay, công ty chỉ còn 12 nông trường, 1 nông - lâm trường, 2 nhà máy chế biến, 1 trung tâm y tế, 1 trung tâm văn hóa, 1 chi nhánh cấp nước và 11 phòng, ban chức năng với tổng 5.927 cán bộ, công nhân viên chức - lao động. Từ ngày 1-7-2010, công ty chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty TNHH MTV, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

    Dù phải đối mặt với bao khó khăn, thử thách của cơ chế thị trường khi bước sang thời kỳ đổi mới, công ty vẫn vượt qua, kiên cường trụ vững, đồng tâm hiệp lực, lớp sau kế tiếp lớp trước, đoàn kết một lòng không ngừng phấn đấu đi lên. Những năm qua, công ty đã đầu tư thâm canh vườn cây, kết hợp triệt để tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào các khâu cải tạo đất, cơ cấu lại vườn cây hợp lý, đổi mới bộ giống có năng suất cao, hợp thổ nhưỡng thay thế dần vườn cây năng suất thấp; nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng... Nhờ đó, năng suất vườn cây ngày càng gia tăng, liên tục nhiều năm liền công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng khai thác mủ được giao. Đơn cử như năm 2019, 12/12 nông trường đều đạt kỹ thuật giỏi; năng suất vườn cây bình quân toàn công ty đạt 2,26 tấn/ha,  năm thứ 13 liên tiếp trong Câu lạc bộ 2 tấn/ha của tập đoàn; chất lượng mủ nguyên liệu ổn định ở mức cao, hàm lượng DRC bình quân 33%... 11/13 nông trường đạt năng suất trên 2 tấn/ha, trong đó có 3 nông trường duy trì 14 năm liên tiếp đạt năng suất vườn cây trên 2 tấn/ha, Nông trường NT3, NT8 và NTNTR.

    Sáng tạo và phát triển

    Nhờ chuyển đổi mạnh mẽ về cơ chế quản lý theo hướng nâng cao tính tự chủ của đơn vị, những năm qua, công ty đã xây dựng đề án đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, triển khai xây dựng quy chế làm việc cho từng lĩnh vực cụ thể; tiếp tục khoán sản lượng, tăng cường công tác kiểm tra quản lý bộ máy của các cấp, hằng năm áp dụng thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý theo chất lượng ISO 9001-2015; tăng cường quan hệ, mở rộng thị trường để chủ động công tác tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, 2 năm gần đây, giá mủ cao su giảm mạnh và chưa có dấu hiệu phục hồi nhưng lãnh đạo công ty đã chủ động, linh hoạt trong lãnh đạo điều hành, triển khai đồng bộ các giải pháp sáng tạo trong sản xuất - kinh doanh, phát huy vai trò làm chủ thật sự của người lao động. Do đó, năng suất, chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao, đời sống người lao động cải thiện và an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững.

    Minh chứng cho sự nỗ lực đó là kỹ thuật khai thác toàn công ty loại giỏi, điểm trừ bình quân các năm đều đạt so với Nghị quyết Đảng bộ công ty đề ra (điểm trừ bình quân < 2). Phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi trong công nhân khai thác được duy trì và phát triển tốt. Năm 2018, đội thi thợ giỏi của công ty tham gia hội thi cấp ngành đạt giải nhất toàn đoàn với số điểm tuyệt đối. Điểm nổi bật là công ty rất thành công trong công tác quản lý kỹ thuật khai thác, thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật, tuyệt đối không thu hoạch mủ bằng đèn, không cạo gia tăng cường độ.

    Năm 2020, đội thi thợ giỏi của công ty tham gia hội thi cấp ngành đạt giải nhất toàn đoàn lần thứ 3 liên tiếp. Đây là một kỳ tích dấu son tự hào, một kỷ lục khó có đơn vị nào đạt được.

    Công ty cũng luôn chú trọng, đổi mới quy trình, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tích cực học hỏi, nghiên cứu và có nhiều sáng kiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm trong sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh và bảo vệ môi trường. Điển hình là ứng dụng sản xuất bao bì, tem nhãn cho sản phẩm, quản lý sản phẩm bằng mã vạch đảm bảo chống được hàng gian, hàng giả. Nhờ đó, chất lượng chế biến của các nhà máy ổn định và ngày càng nâng cao, 99,9% sản phẩm đạt TCVN, trong đó đạt tiêu chuẩn chất lượng cao 90,3%. Tỷ lệ chủng loại SVRCV50/60 ngày càng tăng, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Những yếu tố đó đã tạo lòng tin với khách hàng, uy tín thương hiệu Cao su Phú Riềng ngày càng được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước. Công ty còn ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý vườn cây, sản phẩm chế biến, xe vận chuyển mủ; cài đặt phần mềm kế toán đồng bộ trong toàn công ty; sử dụng phần mềm quản lý khám, chữa bệnh tại bệnh viện...

    Công tác quản lý luôn đổi mới, có chiều sâu hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và 14001:2015. Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình phát triển cao su bền vững theo tiêu chuẩn PEFC/VFCS-FM, chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (PEFC-CoC) cho 2 Nhà máy.

    Năm 2019, thu nhập bình quân 107,3 triệu đồng/người, đạt 118,8% so với Nghị quyết hội nghị người lao động năm 2019; thưởng A, B, C bình quân 1 triệu đồng/hệ số. Công ty thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ cho người lao động, như bồi dưỡng ca trưa, độc hại, bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe... Ngoài lương, thưởng, các hộ công nhân còn có thu nhập thêm từ kinh tế gia đình đạt bình quân trên 35 triệu đồng/hộ/năm.

    Năm 2020, bình quân thu nhập toàn Công ty  9,5 triệu đồng/người/tháng đạt 118,8% so với Nghị quyết hội nghị người lao động năm 2020; thưởng A, B, C bình quân 1,5 triệu đồng/hệ số. Công ty thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ cho người lao động, như bồi dưỡng ca trưa, độc hại, bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe... Ngoài lương, thưởng, các hộ công nhân còn có thu nhập thêm từ kinh tế gia đình đạt bình quân trên 35 triệu đồng/hộ/năm.

    Năm 2021, bình quân thu nhập toàn Công ty  11,5 triệu đồng/người/tháng đạt 135,5% so với Nghị quyết hội nghị người lao động năm 2021; thưởng A, B, C bình quân 1,5 triệu đồng/hệ số. Công ty thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ cho người lao động, như bồi dưỡng ca trưa, độc hại, bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe... Ngoài lương, thưởng, các hộ công nhân còn có thu nhập thêm từ kinh tế gia đình đạt bình quân trên 45 triệu đồng/hộ/năm.

    Phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao trong công ty được đầu tư, phát triển sâu rộng, tạo sân chơi lành mạnh, thu hút đông cán bộ, công nhân viên chức - lao động tham gia. Thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa, công ty đã xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, đại đoàn kết; hỗ trợ hoạt động từ thiện ở địa phương, ủng hộ Quỹ vì người nghèo, Quỹ khuyến học..., riêng năm 2021 tổng giá trị thực hiện trên 10 tỷ đồng.

    Với phương châm “Công nhân giàu - công ty mạnh”, Cao su Phú Riềng sẽ tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, sâu sắc, toàn diện; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần xây dựng ngành và địa phương ngày càng phát triển vững mạnh; xứng đáng với truyền thống lịch sử hào hùng, vẻ vang của mảnh đất Phú Riềng Đỏ anh hùng.

    CSPR

    Giá thu mua

    Ngày: 19/10/2023

    Mủ Nước
    305
    Đồng/TSC
    Mủ Tạp
    285
    Đồng/DRC

    [Bảng giá ngày khác]

    Ngày
    Mủ Nước
    Mủ Tạp
    14/10/2023
    295
    275
    20/09/2023
    285
    265
    15/09/2023
    280
    260
    12/09/2023
    275
    255
    11/07/2023
    270
    250
    04/07/2023
    270
    250
    03/07/2023
    273
    253

    Video

    LIÊN KẾT WEBSITE